Breaking News

MANG THAI TUẦN THỨ 35

TUẦN THAI THỨ 35

mang thai tuan thứ 35


Em bé của bạn phát triển như thế nào?

Em bé của bạn đang đều đặn tăng cân — khoảng gần 30g mỗi ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg (như một quả dưa gang tây) và dài hơn 47cm. Bé đang “rụng” dần phần lớn lớp lông tơ bao phủ cơ thể cũng như chất gây – tức chất sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng trong bồn tắm nước ối. Con bạn nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, được gọi là phân su, là “thành phẩm” của lần đi ị đầu tiên của bé.





Hình ảnh thai nhi 35 tuần tuổi. Ảnh: Babycenter.
Đến hết tuần này, bé của bạnsẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. (Đủ tháng là từ 36-41 tuần; các bé sinh trước 37 tuần được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 42 tuần được coi là sinh muộn.) Thường bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống.

Trong tuần này, mỗi ngày qua bé đều có một bước tiến rất đáng kể, hãy cùng điểm lại nhé!

Ngày thứ 239: Bé có xu hướng dài ra, tính đến thời điểm này, bé đã dài khoảng 50 cm rồi đấy.
Mẹ làm cho bé: Bạnnên mua cho bé một chiếc tủ nhỏ để bảo quản được đồ đạc và các vật dụng cần dùng cho bé nhé. Lưu giữ dấu tay, dấu chân của bé sau khi bé chào đời để làm kỷ niệm nhé, bạn sẽ thấy những “dấu ấn” ấy tuyệt diệu đến nhường nào khi sau này xem lại chúng.

Ngày thứ 240: Toàn thân bé bây giờ bao phủ một lớp lông mềm, nó bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể bé.
Mẹ làm cho bé: Bạn cần biết là trẻ sơ sinh thì chưa thể ra nắng trực tiếp, ít nhất là 6 tháng sau sinh bởi vì làn da bé sơ sinh cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh. Điều đó cũng có nghĩa là nên hạn chế cho bé ra ngoài, nếu bất khả kháng, bạn cần phải che chắn cẩn thận cho bé và bôi thêm kem chống nắng nữa.

Ngày thứ 241: Bấy giờ bé đã có thể biết mỉm cười trong bụng mẹ rồi đấy, tuy nhiên nụ cười ấy rất hiếm hoi, bởi nó sẽ không trở lại ít nhất là 4-6 tuần sau sinh. Mỉm cười là một trạng thái cảm xúc, thái độ của bé chỉ diễn ra bên trong bụng mẹ và dừng lại trong quá trình bé chào đời.
Mẹ làm cho bé: Dĩ nhiên cuộc sống bên ngoài phức tạp hơn nhiều đối với một đứa trẻ, đó là một giai đoạn chuyển tiếp đầy mới mẻ. Bạn cần giữ an toàn và ấm áp cho bé, trò chuyện thật nhẹ nhàng với bé, không nên làm bé hoảng sợ với những động tác quá mạnh bạo.

Ngày thứ 242: Gương mặt bé phúng phính và mịn màng hơn. Do đó nếu có vết chàm, nó sẽ hiện lên rất rõ.
Mẹ làm cho bé: Một vài vết chàm là biểu hiện bất thường trong việc di chuyển của các tế bào ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, cũng có những nguyên nhân từ các mạch máu dưới da tụ lại. Khoảng 80% trẻ có những nốt chàm như thế sau khi chào đời, một số mất đi và một số thì sẽ “ở lại” suốt đời.

Ngày thứ 243: Bé xoay vòng luân phiên trong bụng mẹ và bây giờ rất có thể bé đang “nằm ngược” trong bụng mẹ, tức là mông đang thay vị trí cho đầu bé (nếu bé ở ngôi mông).
Mẹ làm cho bé: Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm External Cephalic Versionn (ECV) chưa? Đây là một phương pháp mới, bác sĩ sẽ tiêm một mũi thuốc làm mềm cơ bụng, xoa bụng giúp thai nhi xoay đầu xuống để bạn sinh bé dễ dàng hơn.

Ngày thứ 244: Sự phát triển của bé đến thời điểm này xem như là đã hoàn thiện.
Mẹ làm cho bé: Khoảng 1/10 trẻ em ở Mỹ bị sinh sớm hoặc bố mẹ định ngày bé chào đời qua phương pháp sinh mổ. Dĩ nhiên là bé vẫn có thể nghe, nhìn, học, thở… bình thường nhưng sinh sớm làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do sức đề kháng yếu hơn.

Ngày thứ 245: Bé liên tục tăng cân trong những tuần cuối. Đến thời điểm này bé tăng khoảng 28.35 g/ngày.
Mẹ làm cho bé: Nếu sinh thường và không có gì rắc rối thì đầu bé sẽ lọt qua khe sinh một cách nhẹ nhàng và cuộc vượt cạn thành công. Nếu sinh mổ thì có lẽ sẽ nhanh hơn một chút.

Bài đăng phổ biến