Breaking News

Mẹo hay giúp bà bầu vượt qua rối loạn cảm xúc


Mẹo hay giúp bà bầu vượt qua rối loạn cảm xúc

Để giúp đỡ bà bầu vượt qua rối loạn cảm xúc, chồng và người thân cần luôn luôn quan tâm, theo dõi, động viên thai phụ trong suốt giai đoạn khó khăn của thai kỳ.

Ảnh hưởng của tâm lý người mẹ lên thai nhi và trẻ nhỏ
Khi còn trong bụng mẹ, các cơ quan của bé được hình thành và dần hoàn thiện về cấu trúc, chức năng. Dù tính cách mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giáo dục của gia đình, xã hội, nhưng xét về hoạt động tinh thần, tính cách của bé cũng dần được định hướng dựa vào sự hình thành của các trung tâm thần kinh. Sự thay đổi tâm trạng của mẹ sẽ dẫn tới môi trường bên trong thay đổi, kéo theo sự thay đổi trong cơ thể bé.
Một số nghiên cứu cho thấy, nếu thai phụ hay ưu phiền, lo âu sẽ làm thay đổi hành vi, nhận thức và tính cách của trẻ khi chào đời. Do đó nếu mẹ thường căng thẳng, con có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh như tăng động, tự kỷ, chậm nói và giảm khả năng học tập. Những bà mẹ có đời sống tinh thần lý tưởng, có thái độ lạc quan về sinh đẻ, thời kỳ có thai sống bình thản và thoải mái thì lúc sinh đẻ sẽ thuận lợi, đứa trẻ khỏe mạnh.
Ngoài ra, mẹ mang thai bị stress dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng tới các thành tô hóa học của máu và dinh dưỡng thai nhi có thể gây ra các dị tật ở thai nhi
Đi tìm nguyên nhân
Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hoóc-môn estrogen, progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết một số hoóc-môn tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hoóc-môn buồng trứng. Việc tiết nội tiết tố nhiều quá hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khỏe và sự thanh thản trí óc.
Ví dụ, việc tăng tiết quá độ nội tiết tố tuyến giáp thyroxin có thể làm một người bình thường căng thẳng và dễ bị cáu gắt… Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nói cách khác thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.
Cùng với các thay đổi về nội tiết, các yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi như: mang thai ngoài ý muốn, làm mẹ đơn thân. Sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, kinh tế khi mang thai. Thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình, chia sẻ của người chồng, áp lực giới tính của con… cũng là những yếu tố thúc đẩy phát sinh các rối loạn tâm thần kinh cho phụ nữ trước và sau sinh.
Hãy giúp họ vượt qua các rối loạn này

Nguồn: http://yeuconnit.com

Bài đăng phổ biến