Breaking News

Mẹ ngực to chưa chắc con đã được bú no!


Mẹ ngực to chưa chắc con đã được bú no!

Mẹ ngực to chưa chắc con đã được bú no vì khả năng tiết sữa của mẹ phụ thuộc vào số lượng mô sữa có trong ngực chứ không phụ thuộc vào kích cỡ vòng ngực.
Bộ ngực của phụ nữ là bộ phận đặc biệt nhất trên cơ thể, không chỉ là biểu tượng của sự nữ tính, quyến rũ mà còn là nơi sản sinh ra dòng sữa mẹ quý giá. Mỗi người có kích cỡ vòng ngực khác nhau.
Nhiều phụ nữ khi làm mẹ thường hay lo lắng vòng ngực to hoặc nhỏ sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Ngực to sẽ cho nhiều sữa hơn, ngực bé sẽ bị ít sữa.
Tuy nhiên đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm. Bộ ngực của phụ nữ được thiết kế hoàn hảo, dù có hình dạng và kích cỡ thế nào vẫn có thể hoàn thành tốt “nhiệm vụ” nuôi con bằng sữa mẹ.
1. Bộ ngực thay đổi trong thời gian mang thai
Trong hành trình mang thai, bộ ngực sẽ có những thay đổi để chuẩn bị cho thiên chức nuôi con bằng sữa mẹ sau khi bé chào đời. Nhiều mẹ bầu có thể nhận thấy nhiều sự thay đổi ở bầu ngực, núm vú. Khi mới thụ thai, ngực sẽ hơi nhạy cảm so với bình thường.
Đây là dấu hiệu khả quan vì các hormone thai kỳ bắt đầu hoạt động, chuẩn bị cho sự nghiệp nuôi con bằng sữa mẹ sau này.
Một số thay đổi mẹ có thể gặp như:
- Núm vú và quầng vú trở nên sẫm màu
- Quầng vú to hơn
- Các tuyến nhờn nổi rõ hơn
- Gân ngực nổi rõ hơn
2. Kích cỡ vòng ngực quyết định khả năng tiết sữa?
Đây là lầm tưởng khá phổ biến khi cho rằng vòng ngực to hay nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Tuy nhiên, khả năng tiết sữa của mẹ phụ thuộc vào số lượng mô sữa có trong ngực chứ không phụ thuộc vào kích cỡ vòng ngực. Phụ nữ có ngực nhỏ nhưng vẫn có thể có nhiều mô sữa. Ngược lại, phụ nữ ngực to lại ít có các mô này, do bên trong phần lớn là các mô mỡ.
Như đã nói, bộ ngực phụ nữ được thiết kế hoàn hảo, không một sai lệch. Vì thế mẹ nào cũng đủ sữa cho con bú, ít nhất trong 6 tháng đầu đời của bé. Rất hiếm có trường hợp phụ nữ có ít mô sữa.
Trên thực tế, bộ ngực nhỏ không phải là một bất lợi cho những người nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí, ngực lớn có thể khiến việc cho con bú trở nên khó khăn hơn, bởi vì phụ nữ có ngực lớn phải lo lắng nhiều hơn về sự căng sữa, tư thế cho bú.
Trẻ sơ sinh có miệng nhỏ nên khó ngậm núm vú lớn, bộ ngực lớn cũng nặng nề hơn khi có sữa, dẫn đến nhu cầu về áo ngực “hạng nặng” và gây khó khăn khi duy trì tư thế cho bú lý tưởng.Các mô mỡ tạo nên sự tròn trịa của bầu ngực và bảo vệ các cấu trúc bên trong khỏi chấn thương. Lượng mô béo và kích cỡ của ngực không liên quan đến khả năng tạo sữa, nên những người có ngực “khiêm tốn” vẫn có thể tạo đủ sữa như những người đầy đặn hơn.
Khả năng tiết sữa cũng phụ thuộc khá nhiều vào chế độ ăn uống và tâm lý của người mẹ. Dù có nhiều mô sữa, nhưng chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hoặc bị trầm cảm sau sinh cũng không thể giúp mẹ có đủ sữa cho con bú.
Bởi vậy thay vì lo lắng ngực nhỏ không có sữa nuôi con, hãy tự tin rằng mình đủ sữa cho con bú, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ.
3. Kích cỡ vòng ngực ảnh hưởng đến khả năng trữ sữa

Nên đọc
Lợi ích tuyệt vời của quả sung với bà bầu và mẹ đang cho con bú
Có nên ăn hải sản khi đang cho con bú?

Khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ, ngực liên tục tạo sữa và tích lũy trong tuyến sữa giữa các lần cho bú. Khi bú, bé sẽ uống gần hết phần sữa trong ngực – thường khoảng 75-80%. Những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có thể tạo ra một lượng sữa bằng nhau trong 24 giờ bất kể kích cỡ của ngực, nhưng những phụ nữ có ngực lớn có “sức chứa” lớn hơn những người ngực nhỏ. Những mẹ có bầu ngực lớn có thể dự trữ nhiều sữa hơn giữa các lần cho bú, đôi khi nhiều hơn nhiều lần so với ngực nhỏ.
Ví dụ: Nếu một ngực lớn chứa được 180ml, và bé bú 120ml mỗi bên (tổng cộng là 240ml) thì mỗi bên ngực sẽ còn lại 60ml (tổng cộng là 120ml) cho lần bú tiếp theo, chưa kể lượng sữa tạo ra khi bé bú.
Ngực nhỏ hơn có thể chứa 120ml mỗi bên. Nếu bé bú 90ml mỗi bên (tổng cộng là 180ml) thì mỗi bên ngực sẽ còn lại 30ml (tổng cộng là 60ml) cho lần bú tiếp theo, chưa kể lượng sữa tạo ra khi bé bú.
4. Cho bé bú theo nhu cầu
Mỗi bé có sức hấp thu sữa mẹ khác nhau. Mẹ hãy cho con bú theo nhu cầu của bé, dựa trên các dấu hiệu sớm như liếm môi, miệng tóp tép, miệng há to…

 Nguồn: http://yeuconnit.com/me-nguc-to-chua-chac-con-da-duoc-bu-no/

Bài đăng phổ biến