Breaking News

Nguyên nhân, triệu chứng và cách ngăn ngừa bệnh sỏi thận

       Bệnh sỏi thận lúc đầu chỉ có kích thước hiển vi sau đó lớn dần lên tạo thành những viêm sỏi lớn, những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu đi ra ngoài nhưng với những viên sỏi lớn thì không thể ra ngoài bằng đường tiểu mà thường mắc lại trong bàng quang hoặc ống dẫn nước tiểu. Nếu hiện tượng này mà không có sự can thiệp sớm thì có thể gây ra những cơn đau dữ dội sẽ diễn ra ngay sau đó, Không chỉ dừng ở đó nếu bệnh nhân không có những biện pháp điều trị hợp lý thì nhiều khi sỏi có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn như:  vỡ bàng quang, vỡ thận... và nếu sự hiện diện của sỏi lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản còn dẫn tới hiện tượng vô niệu. Chức năng của thận sẽ giảm nhất là khi kết hợp với của sự viêm nhiễm thì sẽ gây ra suy thận. Có những triệu chứng của sỏi thận mà các bạn nên chú ý tới để có thể phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị sớm trước khi bệnh có biến chứng gây hại cho cơ thể. 

Nguyên nhân gây nên sỏi thận

     Vì có những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít, hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi. Nếu sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì.
Nhưng với sỏi lớn, tùy theo kích thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: 
Di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu. Mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản. Sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến suy thận.

- Sỏi thận có thể là căn bệnh do di truyền, hay đó là các đối tượng đã từng bị bệnh gout, bệnh viêm ruột, viêm đường tiết niệu, dạ dày mãn tính.
- Những người có chế độ ăn uống không khoa học như ăn quá nhiều thức ăn có chứa oxalat ( có trong socola, nho, trà, rau bina, dâu tây), cũng rất dễ mắc sỏi thận.
- Chế độ ăn kiêng gây thiếu chất, đặc biệt là vitamin B6 và magie, cùng với sự dư thừa hàm lượng vitamin D là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận.
- Sự mất cân bằng của các vitamin và khoáng chất có thể làm tăng hàm lượng canxi oxalate trong nước tiểu. Khi hàm lượng quá cao, canxi oxalate không được phân huỷ, và sẽ tạo nên sự kết tinh( đóng cục), dẫn đến bệnh sỏi thận.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách ngăn ngừa bệnh sỏi thận
(ảnh internet)

Dưới đây là các triệu chứng của bệnh sỏi thận

     Các biểu hiện của sự có mặt sỏi thận rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Lúc đầu, viên sỏi có thể gây đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau ở hông hay ở giữa lưng với cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.
Đau đớn này có thể kèm theo buồn nôn hay nôn vọt, tiếp đó là đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện diện và cần có sự can thiệp y học ngay lập tức. Biểu hiện:

- Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
- Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
- Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi
- Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.
- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Cách điều trị sỏi thận

  -   Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
  -    Nếu sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).

Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận 
- Canxi: Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng thực tế, việc ăn các thực phẩm chứa can-xi chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể. Với những người bị sỏi thận, các chuyên gia y tế khuyên nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thải lọc những viên sỏi nhỏ hoặc các chất dư thừa trong thận mà có thể hình thành sỏi.

Phòng bệnh sỏi thận

- Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
- Uống nhiều nước (2 - 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.
- Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.
- Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể. vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách (nhất là với nữ), không uống quá nhiều rượu bia…
- Nếu có những triệu chứng của bệnh, cần đi khám để bác sĩ chuyên khoa có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 


Bài đăng phổ biến